Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản bàn chải điện tại nhà hiệu quả nhất!

Chăm sóc răng miệng

07-05-2025

Bạn có biết bảo quản bàn chải điện đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ thiết bị và bảo vệ sức khỏe răng miệng mỗi ngày? Dù dòng bàn chải cao cấp hay phổ thông, nếu không vệ sinh và sử dụng đúng cách, vi khuẩn và mảng bám vẫn tích tụ. Hãy để Hangy giúp bạn tìm hiểu cách vệ sinh, bảo quản đúng cách nhé!

1. Tại sao cần phải vệ sinh, bảo quản bàn chải điện thường xuyên?

Bảo quản bàn chải điện thường xuyên là việc làm cần thiết để duy trì hiệu quả làm sạch răng và giữ gìn vệ sinh an toàn. Sau một thời gian sử dụng, bàn chải điện dễ bị bám cặn kem đánh răng ở phần đầu lông và thân bàn chải có thể xuất hiện vết mốc hoặc ố đen do tiếp xúc với nước và hơi ẩm. Những mảng bám này nếu không được làm sạch sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị, gây rỉ sét hoặc bong tróc các bộ phận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mỗi lần sử dụng. Vì vậy, việc vệ sinh và bảo quản bàn chải điện định kỳ là bước quan trọng bên cạnh việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, giúp đảm bảo an toàn cho cả bạn và các thành viên trong gia đình.

Sau một thời gian sử dụng, bàn chải điện dễ bị bám cặn, xuất hiện vết ố và mốc

Sau một thời gian sử dụng, bàn chải điện dễ bị bám cặn, xuất hiện vết ố và mốc

>> Xem thêm: Tất tần tật ưu và nhược điểm khi sử dụng bàn chải điện

2. Cách vệ sinh, bảo quản bàn chải điện tại nhà hiệu quả

Dưới đây là hướng dẫn bảo quản bàn chải điện với những thao tác đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà:

2.1. Làm sạch đầu bàn chải điện sau mỗi lần dùng

  • Rửa đầu bàn chải kỹ dưới vòi nước sạch sau mỗi lần đánh răng là điều cần thiết để có thể bảo quản bàn chải điện. Dùng tay chà nhẹ vào phần lông bàn chải để loại bỏ toàn bộ lượng kem đánh răng và cặn bẩn còn bám lại. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng cặn kem đóng vảy gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chất lượng lông bàn chải.
  • Mỗi tuần một lần, nên ngâm đầu bàn chải trong nước nóng từ 3–5 phút. Nhiệt độ cao sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn tích tụ sau nhiều lần sử dụng và giúp duy trì độ sạch cho đầu bàn chải
  • Ngoài ra, cần thay đầu bàn chải định kỳ sau mỗi 3-4 tháng hoặc sớm hơn nếu thấy lông bàn chải bị tòe, cứng lại hoặc đổi màu. Việc thay đầu bàn chải đúng hạn đảm bảo khả năng làm sạch và hạn chế tổn thương nướu răng.

 Rửa đầu bàn chải kỹ dưới vòi nước sạch sau mỗi lần đánh răng là điều cần thiết để có thể bảo quản bàn chải điện

Rửa đầu bàn chải kỹ dưới vòi nước sạch sau mỗi lần đánh răng là điều cần thiết để có thể bảo quản bàn chải điện

2.2. Vệ sinh thân bàn chải điện sau khi đánh răng

Thân bàn chải điện cũng dễ tích tụ nước, bụi bẩn hoặc kem đánh răng rơi rớt trong quá trình sử dụng. Sau khi đánh răng xong, nên rửa sơ thân bàn chải dưới vòi nước, sau đó dùng khăn mềm lau khô toàn bộ bề mặt để tránh ẩm ướt kéo dài gây mốc hoặc rỉ sét. Các khe nhỏ, nút bấm hay phần tiếp giáp giữa thân và đầu bàn chải thường khó vệ sinh bằng khăn. Có thể dùng tăm bông, bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ làm sạch chuyên dụng để xử lý các chi tiết này. Nếu muốn vệ sinh kỹ hơn, có thể dùng dung dịch khử trùng an toàn dành cho thiết bị điện tử để lau bề mặt thân bàn chải định kỳ. Sau cùng, hãy đặt bàn chải ở vị trí thẳng đứng trên giá đỡ hoặc cốc đựng có lỗ thoát nước. Việc này giúp bàn chải ráo nước nhanh, hạn chế vi khuẩn phát triển và bảo quản bàn chải điện luôn sạch sẽ.

Vệ sinh thân bàn chải điện sau khi đánh răng

Vệ sinh thân bàn chải điện sau khi đánh răng

2.3. Cách sạc pin bàn chải điện đúng cách

  • Sạc pin đúng cách ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và hiệu suất của bàn chải điện. Đối với các dòng bàn chải như Oral-B, người dùng nên sử dụng đến khi gần cạn pin mới bắt đầu sạc lại. Việc này giúp hạn chế hiện tượng chai pin do sạc quá thường xuyên.
  • Ngược lại, các dòng như Philips lại cần được xả pin định kỳ, tức là dùng hết pin rồi sạc đầy lại để duy trì hiệu năng hoạt động. Một số mẫu còn được thiết kế để sạc liên tục trên đế sạc, nhưng bạn vẫn nên kiểm tra xem thiết bị có hỗ trợ kiểu sạc này không.
  • Ngoài ra, hãy tránh vừa sử dụng vừa sạc vì điều này dễ gây nóng máy và giảm tuổi thọ pin. Cần sạc ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để thiết bị tiếp xúc với nước khi đang sạc. Đồng thời, nên sử dụng bộ sạc chính hãng hoặc được nhà sản xuất khuyến cáo để đảm bảo an toàn và tương thích với bàn chải.

 Sạc pin đúng cách ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và hiệu suất của bàn chải điện

Sạc pin đúng cách ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và hiệu suất của bàn chải điện

>> Xem thêm: Bàn chải đánh răng điện có bao nhiêu loại trên thị trường?

3. Những lưu ý khi vệ sinh, bảo quản bàn chải điện

  • Tránh dùng chung đầu bàn chải: Đầu bàn chải là nơi tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng, chứa nhiều vi khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Khi nhiều người cùng dùng một đầu bàn chải, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, lở miệng là rất cao. Do đó, mỗi thành viên trong gia đình nên có đầu bàn chải riêng. Bạn có thể phân biệt bằng màu sắc hoặc ký hiệu nhỏ trên tay cầm để tránh nhầm lẫn.
  • Không đánh răng quá mức: Dù chăm sóc răng miệng là điều cần thiết, nhưng việc đánh răng quá nhiều lần trong ngày hoặc tác động lực quá mạnh có thể làm tổn thương nướu, gây tụt lợi và làm mòn men răng. Ngoài ra, lông bàn chải sẽ nhanh bị xơ, làm giảm hiệu quả làm sạch. Chỉ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 2–3 phút là đủ để bảo vệ răng miệng mà vẫn giữ thiết bị sử dụng lâu bền.

Tránh dùng chung đầu bàn chải

Tránh dùng chung đầu bàn chải

  • Hạn chế cất bàn chải trong hộp kín khi còn ướt: Sau khi sử dụng, bàn chải cần được làm khô tự nhiên. Nếu bạn đặt bàn chải vào hộp đựng hoặc hộp nhựa khi đầu bàn chải còn ướt, hơi ẩm sẽ bị giữ lại, tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Thay vì cất kín, hãy bảo quản bàn chải điện bằng cách đặt ở vị trí thông thoáng, tốt nhất là dựng thẳng đứng để phần nước còn sót có thể tự thoát ra ngoài.
  • Không để bàn chải quá gần bồn cầu trong nhà vệ sinh: Môi trường trong nhà vệ sinh thường ẩm thấp và có nhiều vi khuẩn trong không khí, đặc biệt khi xả nước bồn cầu mà không đậy nắp, vi khuẩn có thể bắn ra và bám lên các vật dụng xung quanh. Vì vậy, nên đặt bàn chải ở nơi khô ráo, tránh xa bồn cầu và đảm bảo có nắp che phần đầu để giữ vệ sinh.

Không để bàn chải quá gần bồn cầu trong nhà vệ sinh

Không để bàn chải quá gần bồn cầu trong nhà vệ sinh

  • Tránh ngâm đầu bàn chải trong nước súc miệng: Nhiều người nghĩ rằng ngâm đầu bàn chải vào nước súc miệng sẽ giúp khử trùng tốt hơn, nhưng thực tế điều này không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, dung dịch có thể làm hỏng chất liệu của lông bàn chải, khiến chúng bị mềm, biến dạng hoặc mục nát. Cách vệ sinh và bảo quản bàn chải điện hiệu quả nhất là rửa sạch bằng nước và để ráo hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng.
  • Không dùng nước sôi để tiệt trùng: Nhiệt độ cao từ nước sôi có thể làm cong, biến dạng phần lông bàn chải và làm hỏng vỏ nhựa hoặc các bộ phận điện tử bên trong thân máy. Nếu muốn làm sạch kỹ hơn, bạn có thể sử dụng nước ấm vừa phải hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng được khuyên dùng. Ngoài ra, có thể dùng khăn mềm lau sạch thân máy và đầu bàn chải định kỳ để loại bỏ mảng bám cứng đầu.

Có thể dùng khăn mềm lau sạch thân máy và đầu bàn chải định kỳ

Có thể dùng khăn mềm lau sạch thân máy và đầu bàn chải định kỳ

>> Xem thếm: Top 4 các lỗi thường gặp ở bàn chải điện và cách khắc phục hiệu quả nhất!

Kết luận

Bảo quản bàn chải điện đúng cách giúp duy trì hiệu suất làm sạch, kéo dài tuổi thọ thiết bị và đảm bảo vệ sinh răng miệng an toàn. Hãy áp dụng đúng các hướng dẫn để giữ cho bàn chải luôn sạch sẽ, hoạt động ổn định. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Hangy để cập nhật thêm nhiều Tin tức hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan